Sơ đồ tổ chức

Mô hình quản trị của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội tuân theo mô hình quản trị của Công ty đại chúng niêm yết.

Đại Hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Tổng Công ty và Pháp luật liên quan quy định. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:

– Thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

– Thông qua kế hoạch phát triển công ty, thông qua Báo cáo tài chính hàng  năm, báo cáo của HĐQT, Ban kiểm soát và của Kiểm toán viên;

– Quyết định số Thành viên HĐQT;

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát;

– Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Tổng Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Tổng Công ty có 05 thành viên, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có các quyền sau:

– Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty;

– Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Tổng Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc;

– Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, Báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trình ĐHĐCĐ;

– Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;

– Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Tổng Công ty;

– Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Ban Kiểm soát

BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và Pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như:

– Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Tổng Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Tổng Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

– Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Tổng Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc;

– Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;

– Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty.

Ban Giám đốc

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Tổng Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Tổng Công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ:

– Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty theo nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Tổng Công ty và tuân thủ pháp luật;

– Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Tổng Công ty;

– Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

– Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của Pháp luật;

– Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và Pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Tổng Công ty;

– Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Tổng Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.

– Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty.

Chức năng các phòng ban

Phòng Tổ chức hành chính

– Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng Công ty, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV; thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động; quản lý, điều hành công tác hành chính của Tổng Công ty;

– Xây dựng nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ trong Tổng Công ty;

– Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc việc bố trí, sắp xếp lao động các phòng ban, chi nhánh và xí nghiệp của Tổng Công ty cho phù hợp với tính chất công việc phù hợp với luật lao động được Nhà nước ban hành;

– Quản lý, lữu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, giải quyết những vấn đề phát sinh về quyền lợi cũng như chính sách của người lao động trong quá khứ và hiện tại;

– Phòng thực hiện các chức năng và điều hành mọi hoạt động theo sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ban giám đốc Tổng Công ty.

Phòng Quản lý dự án

– Tham mưu, tư vấn cho Ban Tổng giám đốc Công ty về các vấn đề liên quan đến việc quản lý quá trình thực hiện dự án;

– Nghiên cứu, tìm ra phương án hiệu quả để phát triển các dự án nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường;

– Lập kế hoạch tài chính cho từng dự án của Tổng Công ty.

Phòng sản xuất kinh doanh

– Tham mưu chức năng tổng hợp của Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kế hoạch, đầu tư, đấu thầu, tìm kiếm việc làm, chọn thầu phụ, giá cả, hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, giao khoán, hạch toán nội bộ và thực hiện các việc khác khi giám đốc giao nhiệm vụ;

– Quản lý tài sản vật tư thiết bị của Tổng Công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc quản lý và khai thác máy móc thiết bị. Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ các công trình;

– Soạn thảo các văn bản về kỹ thuật thi công của công trình;

– Thiết kế tổ chức thi công công trình, hạng mục công trình;

– Chỉ đạo lập hồ sơ hoàn công các công trình;

– Tham gia chỉ đạo thi công các công trình, hạng mục công trình;

– Chủ trì giám sát, quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động các công trình, hạng mục công trình;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ.

Phòng Tài chính – Kế toán

– Tổng hợp, ghi chép lại các số liệu, tình hình tài chính của Tổng Công ty; báo cáo trực tiếp lên Ban Tổng giám đốc; thông qua tình hình tài chính giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, thực hiện tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra tài chính của các cấp có thẩm quyền;

– Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và dễ hiểu toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trên nguyên tắc kế toán độc lập về nghiệp vụ.